Dưa cà muối có tốt cho sức khỏe hay không?

Dưa cà muối chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và kali. Chất xơ trong dưa cà muối có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ bệnh táo bón. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng, trong khi kali có thể giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.Người ăn lượng dưa cà muối vừa đủ sẽ hấp thu vitamin B, sắt, kẽm và canxi.

Mục lục {tocify} $title = {Nội dung chính}

Xem thêm:

Tuy nhiên, ăn quá nhiều dưa cà muối có thể làm giảm chức năng tuyến giáp và ức chế hấp thu chất dinh dưỡng do glucosinolate, hợp chất tăng lên trong quá trình lên men của rau (cải bắp),  nên ăn vừa phải để tránh tác dụng phụ đối với sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp, bạn nên hạn chế ăn dưa cà muối hoặc tìm cách giảm lượng muối và đường khi ướp chua.


Vì vậy, Ăn dưa cà muối có tốt cho sức khỏe hay không phụ thuộc vào lượng ăn và cách ướp chua, nên cần phải ăn vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Dưa cà muối tốt cho hệ tiêu hóa

Dưa muối chua cung cấp các vi khuẩn có lợi, đồng thời cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, góp phần ngăn vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh như nấm candida albicans, salmonella typhi, shigella sonnei... Nó cũng có thể tăng cường khả năng hấp thụ các hợp chất phenolic từ thực vật, có tác dụng điều chỉnh dẫn truyền thần kinh và hỗ trợ điều hòa nhu động ruột thông qua trục não-ruột, điều hòa nhu động ruột.

Lợi ích khác của dưa cà muối

Dưa chua muối chứa peptide kháng khuẩn và acid lactic, giúp cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, góp phần chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Các gốc tự do là những hóa chất không ổn định được hình thành trong cơ thể, có thể làm tổn thương tế bào, gây ra các vấn đề tim mạch, ung thư, lão hóa cơ thể.

Theo chuyên gia y tế, bất kỳ thực phẩm nào khi đun nấu đều có thể phá vỡ một số chất dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt độ. Việc bảo quản rau quả bằng cách muối chua có thể giữ lại các chất chống oxy hóa gần như nguyên vẹn. Vì vậy, ăn dưa cà muối với lượng phù hợp có tác dụng giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim, đột quỵ, ung thư, bệnh hô hấp...

Ăn nhiều dưa cà muối tăng nguy cơ mắc bệnh  

Nhược điểm của dưa cà muối là chứa nhiều muối. Trong khi ăn mặn thường xuyên làm tăng khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với natri. Các ion này sẽ chuyển tiếp vào tế bào cơ trơn mạch máu, kéo nước vào trong tế bào, làm co thành mạch, tăng sức cản đẩy lượng máu di chuyển nhanh hơn, từ đó gây tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não (xuất huyết não, đột quỵ), trường hợp nặng có thể tử vong. Hàm lượng muối nhiều trong dưa cà cũng có thể làm cơ thể bị tích nước, gây phù, tăng cân ảo, ảnh hưởng lớn đến thận.

Ăn nhiều muối cũng tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Dưa muối, cà muối chứa nhiều axit, kali, khi ăn nhiều làm tăng dịch dạ dày, gây trào ngược dạ dày thực quản, tổn thương niêm mạc dạ dày. Những người mắc bệnh viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng nếu ăn dưa muối, cà muối làm cho bệnh nặng thêm. Ăn mặn (trên 6 g muối một ngày) còn làm tăng khả năng ức chế hấp thu chất khoáng như canxi của cơ thể, làm thiếu hụt canxi, gây loãng xương.

Ngoài ra, các loại rau xanh thường chứa muối nitrat. Khi muối chua, nitrat bị oxy hóa chuyển thành nitrit. Sau khi vào cơ thể, nitrit có thể kết hợp với các axit amin trong món ăn, tạo thành hợp chất nitrosamine-1, gây ngộ độc, tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Đó là lý do không nên sử dụng dưa cà muối chưa chín kỹ, đang còn xanh, hăng, nồng.

Đặc biệt người bệnh tim mạch, tiêu hóa (viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý về gan), phụ nữ mang thai và trẻ em nên hạn chế ăn dưa cà muối do có thể làm gia tăng những nguy cơ bất lợi cho sức khỏe.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Discuss

×Close