Mất cân bằng điện giải nguy cơ rối loạn nhịp, đột quỵ tim

Mất cân bằng điện giải là tình trạng mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể như kali, natri, canxi và magiê, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào và các hệ thống cơ thể, đặc biệt là hệ thống điện tim. Tình trạng mất cân bằng điện giải có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như tiêu hóa không tốt, bệnh lý thận, sử dụng thuốc, chế độ ăn uống không đủ hoặc trong những trường hợp tập luyện thể thao cường độ cao khiến cơ thể mất nước và chất điện giải quá nhiều. Mất cân bằng điện giải có thể gây ra rối loạn nhịp tim, đột quỵ và những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

Các chất điện giải (electrolytes) như natri, kali, canxi và magiê đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Chúng giúp điều chỉnh lượng nước, duy trì cân bằng acid-base và phụ trách chức năng của các tế bào thần kinh và cơ bắp. Ngoài ra, chúng còn giúp điều hòa nhịp tim và đảm bảo các cơ bắp hoạt động đúng cách. Mất cân bằng các chất điện giải có thể gây ra rối loạn chức năng và bệnh lý, đặc biệt là liên quan đến hệ tim mạch như rối loạn nhịp tim và đột quỵ tim.


Theo nghiên cứu của các chuyên gia về Tim mạch mất cân bằng điện giải là hiện tượng xảy ra khi nồng độ các khoáng chất như natri, kali, canxi, magiê, phosphate... trong cơ thể bị bất thường. Các khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng mức chất lỏng, ổn định huyết áp, hỗ trợ chức năng tim, thần kinh, cơ bắp và các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Rối loạn cân bằng nước điện giải nghiêm trọng có thể xảy ra ở những người vận động cường độ cao kéo dài. Khi uống nước quá nhiều mà không bổ sung đủ lượng natri thì cơ thể sẽ thiếu natri. Ngược lại, uống quá ít nước sẽ làm cho máu cô đặc và nồng độ natri máu tăng lên. Việc tập luyện với cường độ cao kéo dài cũng có thể gây ra rối loạn điện giải, khiến cơ thể thiếu kali do đổ nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, việc tập luyện không hợp lý và chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn điện giải liên quan đến tập luyện thể dục.

Để tránh các rối loạn điện giải, cần bổ sung đủ các chất điện giải vào cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu chất điện giải hoặc bổ sung thêm từ các sản phẩm chứa chất điện giải. Ngoài ra, việc duy trì mức độ vận động thể dục phù hợp và chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp giảm nguy cơ mất cân bằng điện giải và các rối loạn liên quan đến điện giải như rối loạn nhịp tim, đột quỵ tim.

Triệu chứng rối loạn nhịp tim do mất cân bằng điện giải

Mất cân bằng điện giải có thể gây ra các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại chất điện giải bị thiếu hụt hoặc tăng quá mức.

Khi thiếu hụt magiê máu và vận động cường độ quá cao có thể gây loạn nhịp tim dạng "xoắn đỉnh" gay tụt huyết áp và ngưng tim.

Trong trường hợp tăng kali máu do ăn uống thiếu chất hoặc vận động thể thao cường độ cao có thể làm giảm nhịp tim, chậm nhịp tim gây rối loạn nhịp tim, nguy hiểm hơn là ngưng tim.

Cuối cùng là mất nước điện giải có dấu hiệu đầu tiên là khát nước, khô miệng, sau đó cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi, mỏi cơ và có thể gặp các triệu chứng khác như chuột rút, tình trạng hít thở cảm giác không đủ oxy. Khi mất nước và rối loạn điện giải, nhịp tim cũng có thể tăng nhanh và gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, mất tập trung, hoa mắt, chóng mặt, mệt lả, đó là những dấu hiệu nặng và nguy hiểm.

Lưu ý bù điện giải khi tập luyện

Người tập luyện thể thao, đặc biệt là chạy bộ, cần chuẩn bị nước uống thể thao để bù đầy các chất điện giải và rèn luyện thói quen uống đủ nước. Nếu cảm thấy khát nước hoặc mệt mỏi, người tập luyện cần uống thêm nước và nước điện giải, ăn thêm trái cây tươi và thực phẩm dinh dưỡng cho người chơi thể thao. 
Nếu cảm thấy mệt nhanh và bất thường, cần giảm cường độ tập luyện, dành thời gian nghỉ ngơi và cân nhắc nhờ sự giúp đỡ của nhân viên y tế nếu cần. 
Tại các giải chạy, nên uống nước và nước điện giải tại các trạm tiếp nước sau mỗi quãng đường 1,5-2 km.
 Khi uống nước, cần chia thành từng ngụm nhỏ và tránh uống quá nhiều nước một lúc. Trong khi đó, ở một số giải marathon, trạm tiếp nước có chuẩn bị trái cây tươi như chuối và dưa hấu, vận động viên có thể ăn để bổ sung nước, đường và các khoáng chất.




Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Discuss

×Close